4 VẬT LIỆU THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ CHỐNG THẤM TRONG NHÀ
4 VẬT LIỆU THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ CHỐNG THẤM TRONG NHÀ
Chống thấm là một kỹ thuật được sử dụng trong ngành xây dựng và thiết kế để giảm ảnh hưởng của chất lỏng vào hệ thống, được thực hiện bằng cách sử dụng màng và lớp phủ để duy trì cấu trúc, nội dụng và tính toàn vẹn của cấu trúc.
Trong các công trình trong nhà, bất kỳ nơi nào tiếp xúc với nước đều phải chống thấm, chẳng hạn như phòng tắm, nhà bếp, ban công, cửa sổ lồi, v.v... Có bốn vật liệu chống thấm thường được sử dụng: Vữa xi măng, polyurethane, lớp phủ chống thấm và acrylic .
Làm thế nào để lựa chọn chất liệu chống thấm phù hợp? Hãy bắt đầu với các đặc tính hiệu suất tương ứng của chúng.
☰ Vữa xi măng
Vữa xi măng thích hợp cho các bộ phận có kết cấu tương đối ổn định, không độc hại, không gây hại và không gây ô nhiễm, có thể thi công trực tiếp lên bề mặt bê tông và có độ bám dính cao, sau hai giờ thi công có thể lát gạch trực tiếp lên trên . Nhược điểm là nó thiếu độ đàn hồi sau khi hình thành màng, điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả chống thấm do tòa nhà bị lệch hoặc lún.
☰ Polyurethane
Vật liệu chống thấm Polyurethane là các sản phẩm ứng dụng của hợp chất Polyurethane với mục đích chống thấm. Chống thấm Polyurethane (PU) thường ở dạng lỏng, sau khi lưu hóa sẽ tạo thành lớp màng polyurethane đàn hồi, đóng rắn nguội, là giải pháp đang được rất nhiều đơn vị thi công lựa chọn và đang ngày càng được ưa chuộng.
Polyurethane có thể sử dụng trong nhà và ngoài trời, độ dày sau khi sơn khoảng 3mm, độ căng đàn hồi trên 300%, vật liệu nền sẽ không bị nứt nên hiệu quả chống thấm nước là tốt nhất. Nhược điểm là có mùi nồng và không thân thiện với môi trường.
☰ Sơn chống thấm
Sơn chống thấm là vật liệu chống thấm hai thành phần vừa cứng vừa dẻo, thân thiện với môi trường, không độc hại, không mùi, có khả năng thoáng khí tốt, liên kết chắc chắn với bề mặt đế và khô nhanh. Nhược điểm là khả năng chống tia cực tím kém và chỉ thích hợp cho phòng tắm và tầng hầm.
☰ Acrylic
Acrylic là chất lỏng tinh khiết, không độc hại, không gây hại, không bắt lửa, có thể sử dụng ngay sau khi mở nắp, hòa tan trong nước, dễ kết hợp với các vết nứt trên tường để tạo thành lớp chống thấm chắc chắn, hiệu quả ứng dụng là lý tưởng và giá của nó tương đối thấp, thân thiện. Vì vậy nó phổ biến hơn trong các dự án chống thấm trang trí.
Nếu chỉ dựa vào hiệu quả chống thấm, chúng ta có thể sắp xếp: Polyurethane > Acrylic > Lớp phủ chống thấm> Vữa xi măng.
Tuy nhiên, vì có quá nhiều chất liệu chống thấm polyurethane nên nếu khách hàng mua phải vật liệu có chất lượng không đạt tiêu chuẩn sẽ gây ô nhiễm môi trường nên bạn phải xác nhận tính xác thực trước khi mua.
Trên thị trường hiện nay, một số loại sơn chống thấm polyurethane cực tốt có thể kể đến như: Màng chống thấm gốc PU mariseal 250, chống thấm PU – Neomax 820 và Neomax 201, chất chống thấm Polyurethane Sikalastic 632F...
☰ Quy trình chống thấm Sikaproof Membrane của Thái Đức
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công
‣ Tháo gỡ, di dời và dọn dẹp chướng ngại vật: ván khuôn, gỗ, sắt thép, xà bần, nước đọng… Bề mặt bê tông phải được làm sạch không có bụi bẩn bám dính trên đó. Xử lý hút bụi bằng máy hút bụi để sạch nhất có thể.
‣ Ngoài ra còn phải được làm bằng phẳng loại bỏ các vị trí khuyết tật như hốc bọng, lỗ rỗ… phải tô trét vữa xi măng che phủ trước khi thi công xử lý chống nước. Đục bỏ phần bê tông không đặc chắc.
Bước 2: Tiến hành thi công
➀ Cho lượng SikaProof Membrane đã định lượng sẵn vào thùng trộn. Thêm từ từ lượng nước
(20–50% về trọng lượng của SikaProof) vào thùng trộn. Trộn đều trong vòng 3 phút.
➁ Thi công lớp lót theo phương dọc bằng chổi, cọ quét hay Rulo. Mật độ thi công khoảng 0.2 – 0.3 kg/m² cho lớp lót.Trong trường hợp bề mặt hút nước phải làm ẩm bề mặt trước bằng nước sạch. Chờ cho lớp lót khô (~1 giờ)
➂ Để cho lớp lót khô hoàn toàn sau đó thi công lớp thứ nhất Sikaproof Membrane dày nguyên chất với mật độ tiêu thụ khoảng 0.85 kg/m².
Lưu ý:
– Tại các góc, cạnh và những nơi nền bê tông xuất hiện các vết nứt đã cố định, nên đặt thêm một lớp lưới thủy tinh có mắt lưới rỗng và khi ráp nối cần nối chồng ít nhất 50mm. Lớp lưới này phải được thi công lên lớp Sikaproof Membrane thứ nhất đã khô nhưng vẫn còn dính.
➃ Thi công lớp thứ hai, ba (không pha nước) theo phương vuông góc với lớp thứ nhất với mật độ tiêu thụ khoảng 0.85 kg/m² và chờ khô. Có thể thi công 3 - 4 lớp.
➄ Phủ lớp vữa SikaLatex TH dày ~15-20 mm để bảo vệ.
Lớp kết nối thứ nhất:
‣ Trộn Sika Latex/ Sika Latex TH với nước theo tỉ lệ 1:1 và hòa đều. Sau đó tiếp tục cho xi măng vào hỗn hợp Sika Latex/ Sika Latex TH và nước theo tỉ lệ 4:1:1 được hỗn hợp hồ dầu.
‣ Quét hỗn hợp kết nối hồ dầu lên lớp Sikaproof Membrane trên cùng sau khi chờ đủ thời gian hoặc cho đến khi Sikaprof Membrane khô hoàn toàn (4-5 giờ) với mật độ tiêu thụ 0.25 lít/m².
‣ Hoàn thiện vữa chống thấm Sika Latex/ Sika Latex TH bằng phương pháp xoa nền. Nếu không thể xoa phẳng bề mặt thì xoa đều bằng bay thép.
Lớp kết nối thứ hai:
‣ Phủ lớp vữa bảo vệ bằng hỗn hợp xi măng – cát và hỗn hợp Sika Latex/ Sika Latex TH – nước.
‣ Trộn xi măng – cát theo tỉ lệ 1:3, sau đó trộn tiếp Sika Latex/ Sika Latex TH với nước theo tỉ lệ 1:3 rồi trộn 2 hỗn hợp đều với nhau cho đến khi đạt độ dẻo theo yêu cầu đối với thi công chống thấm.
‣ Thi công bằng tay khi lớp hồ dầu Sika Latex/ Sika Latex TH còn ướt, làm phẳng bề mặt bằng bay.
Bước 3: Nghiệm thu công trình
Sau khi cả lớp chống thấm đều khô thì tiến hành phun nước và ngâm trong khoảng 24 tiếng để đánh giá khả năng chống thấm. Nếu bề mặt vẫn có hiện tượng thấm nước thì tiếp tục thực hiện lại bước 2 để xử lý triệt để, hoàn thiện giai đoạn chống thấm.
Một số lưu ý khi sử dụng chống thấm Sika
‣ Khi dùng hỗn hợp Sika Latex TH làm chất kết nối sửa chữa khi sử dụng bắt buộc phải thêm xi măng. Dùng sản phẩm làm vữa tô trát, cán sàn nhất thiết phải có độ dày từ 1 cm - 2 cm trở lên mới cho hiệu quả chống thấm tốt nhất.
‣ Tiến hành các biện pháp bảo dưỡng để vữa không bị khô nếu thi công trong thời tiết có gió. Luôn đảm bảo bão hòa bề mặt hút nước nhưng không được để hiện tượng đọng nước xảy ra.
‣ Nếu bạn mà thi công cho các bề mặt phải thường xuyên chứa nước sàn bể bơi thì cần để bể có bề mặt thật khô trắng sau khoảng 1 tuần thì mới nên chống thấm.
Trên đây là những chia sẻ của Thái Đức về quy trình thi công chống thấm, dựa vào từng khu vực thi công mà sẽ có các loại vật liệu chống thấm tối ưu nhất.
Thân Thiện • Kết Nối • Thành Tín